Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG HOA NGHIÊM KINH Q.8a

BỒ-TÁT VÂN TẬP TRÊN ĐIỆN DIỆU THẮNG NÓI KỆ - Phẩm 10 (P.2)

04/02/2022


Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh
Quyển 8
BỒ-TÁT VÂN TẬP TRÊN ĐIỆN DIỆU THẮNG NÓI KỆ
Phẩm 10 – Phần 2
Đại Tạng Kinh 9 - số 278
Dịch từ Phạn sang Hán : Phật Đà Bạt Đà La (Đông Tấn)
Dịch từ Hán sang Việt : Chân Hiền Tâm

6. Lúc ấy, Bồ-tát THIỆN TUỆ nương uy thần của Phật quán khắp mười phương, rồi dùng kệ tụng rằng :

Diệu thay Phật Thế Tôn!
Vô lượng các Như Lai
Lìa tâm hại, giải thoát
Tự độ và độ người (1)
Chánh kiến đèn thế gian
Như thật, không điên đảo
Vô lượng vô số kiếp
Tích đức nên thấy Phật (2)
Các hành không, không thật
Đời cho là chân đế
Tất cả không tự tánh
Thảy đều đồng hư không (3)
Trí sở thuyết vô tận
Người thuyết không sở thuyết
Liễu tri có đều không
Nên được khó nghĩ bàn (4)
Vô tận thuyết vô tận
Vì chúng sinh không tịch
Biết tánh chân thật đó
Thì thấy đại danh xưng (5)
Không thấy nói là thấy
Vô ngã nói chúng sinh
Nói thấy và chúng sinh
Cả hai đều không có (6)
Người thấy không sở kiến
Thì thấy tướng bất hoại
Đó gọi pháp chân thật
Tất cả Phật đã thuyết (7)
Hay biết Phật chân thật
Và những gì Phật thuyết
Thấy khắp tất cả thế
Như Phật Lô-xá-na (8)
Như Lai đẳng chánh giác
Khéo thuyết đạo minh tịnh
Bồ tát Tinh Tấn Tuệ
Diễn thuyết vô lượng pháp (9)
Hữu vô các pháp tướng
Nhất tướng bình đẳng tu
Hay thấy Phật như thế
An trụ mé chân thật (10)

7. Lúc ấy, Bồ-tát TRÍ TUỆ nương uy thần của Phật quán khắp mười phương, rồi dùng kệ tụng rằng :

Con nghe giáo tối thượng
Liền sinh tịnh tuệ quang
Chiếu khắp mười phương thế
Đều thấy tất cả Phật (1)
Nếu chấp có chúng sinh
Là chỗ rất khổ nạn
Pháp vốn không chân chủ
Chỉ có ngôn thuyết giả (2)
Ngu hoặc không thể biết
Tánh chân thật tự thân
Như Lai không tướng thủ
Cho nên không thấy Phật (3)
Trần cấu chướng tuệ nhãn
Không thấy Đẳng chánh giác
Vô lượng vô số kiếp
Lưu chuyển biển sinh tử (4)
Lưu chuyển là sinh tử
Không chuyển là niết bàn
Sinh tử và niết bàn
Cả hai bất khả đắc (5)
Hư cuồng vọng thuyết là
Sinh tử khác niết bàn
Mê hoặc pháp thánh hiền
Không biết đạo vô thượng (6)
Kẻ thủ tướng như thế
Nói có Phật đẳng giác
Điên đảo không chánh niệm
Cho nên không thấy Phật (7)
Hay biết thật pháp này
Tướng chân như tịch diệt
Là thấy tối chánh giác
Vượt khỏi đường ngôn ngữ (8)
Hư vọng thuyết các pháp
Pháp thật vô sở hữu
Tất cả các Thế Tôn
Xét cầu bất khả đắc (9)
Hiểu rõ đời quá khứ
Vị lai và hiện tại
Rốt ráo luôn tịch diệt
Nên nói là Như Lai (10)

8. Lúc ấy, Bồ-tát CHÂN TUỆ nương uy thần của Phật, quán khắp mười phương, rồi dùng kệ tụng rằng :

Thà chịu vô lượng khổ
Được nghe âm thanh Phật
Chẳng chịu tất cả vui
Mà chẳng nghe Phật danh (1)
Sở dĩ vô lượng kiếp
Chịu các khổ não này
Lưu chuyển trong sinh tử
Vì không nghe Phật danh (2)
Thật do pháp không thật
Chánh giác đồng chân ngụy
Vì không tướng hòa hợp
Nên gọi là bồ-đề (3)
Hiện, Phật không duyên hợp
Khứ, lai cũng như vậy
Tất cả pháp vô tướng
Chính là Phật chân tánh (4)
Nếu hay quán như thế
Các pháp nghĩa thậm thâm
Thì thấy vô lượng Phật
Pháp thân, tướng chân thật (5)
Nơi thật biết chân thật
Phi thật biết phi thật
Khéo hiểu mé chân thật
Nên gọi là chánh giác (6)
Giác đó vô sở giác
Là Phật chân diệu pháp
Các Phật tu như thế
Không một cũng không hai (7)
Biết một pháp là các
Biết các pháp là một
Pháp không chỗ y cứ
Vì sao mà duyên hợp? (8)
Tác giả và sở tác
Cả hai vô sở hữu
Nếu hay hiểu như thế
Cầu đó bất khả đắc (9)
Chỗ đó bất khả đắc
Chỗ chư Phật y chỉ
Pháp không có sở y
Giác đó, không chấp trước (10)

9. Lúc ấy, Bồ-tát VÔ THƯỢNG TUỆ nương uy thần của Phật, quán khắp mười phương, rồi dùng kệ tụng rằng :

Đại Bồ-tát Vô Thượng
Xa lìa tướng chúng sinh
Tướng trên vô sở hữu
Nên gọi là Vô Thượng (1)
Vi diệu vô sở hữu
Thô đó cũng lại không
Sở đắc của chư Phật
Không hy vọng, không tác (2)
Pháp này không thể tính
Cảnh giới của chư Phật
Cũng lìa nơi không tính
Thì gọi Phật chân pháp (3)
Tuệ nhật chiếu mười phương
Diệt trừ các u ám
Không phải có chỗ chiếu
Cũng không phải không chiếu (4)
Pháp tịch diệt thường lạc
Lìa ca có sở y                            
Giải thoát không y xứ
Không nhiễm tất cả pháp (5)
Kẻ đại trí khéo thấy
Sở y trụ chân thật
Nếu không có hai pháp
Phải biết một cũng không (6)
Không một cũng không hai
Tất cả đều tịch diệt
Ba thứ thế gian không
Là sở kiến chư Phật (7)
Chư Phật dạy chúng sinh
An trụ trong chánh pháp
Thông đạt vô sở trụ
Sẽ thấy pháp chân thật (8)
Không thân tức là thân
Không chuyển không thể thấy
Không chuyển cũng không thấy
Thì gọi thân vô thượng (9)
Chân Tuệ đã diễn thuyết
Vô lượng các Phật pháp
Nếu nghe được pháp này
Thường được thanh tịnh nhãn (10)

10. Lúc ấy, Bồ-tát KIÊN CỐ TUỆ nương uy thần của Phật, quán khắp mười phương, rồi dùng kệ tụng rằng :

Chúng sinh chẳng biết ân
Như Lai phát từ tuệ
Xuất hiện nơi thế gian
Chiếu khắp trừ các ám (1)
Khởi tâm đại từ bi
Quán khắp các quần sinh
Chịu đủ vô lượng khổ
Cột mãi trong tam hữu (2)
Chỉ trừ Đẳng chánh giác
Đạo sư tối thắng tôn
Trong tất cả Trời Người
Bậc không chỗ qui y (3)
Thế giới nếu không Phật
Và các bậc thánh hiền
Thì các loài quần sinh
Không có tất cả lạc (4)
Như Lai các thánh hiền
Xuất hiện nơi thế gian
Vì khai mắt thanh tịnh
Khiến được mãi an lạc (5)
Nếu thấy được Như Lai
Được đại lợi vô cùng
Nghe Phật danh hoan hỉ
Đó là tháp thế gian (6)
Chúng con được thiện lợi
Hiện tiền hầu Như Lai
Nghe pháp vi diệu đó
Đều sẽ thành Phật đạo (7)
Tam thế minh giải thoát
Các cảnh giới thậm thâm
Tất cả các Bồ-tát
Thanh tịnh khai tuệ nhãn (8)
Chúng con lại hoan hỉ
Thấy Phật Lô-xá-na
Vô lượng vô biên trí
Diễn thuyết không cùng tận (9)
Vô Thượng Tuệ, Kiên Cố
Cùng với các Phật tử …
Trong vô số ức kiếp
Thuyết Phật đức không hết (10)